SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MÔ HÌNH GIÁO DỤC STEM VÀ STEAM
Giáo dục theo phương pháp STEM và STEAM trong những năm gần đây đang được chú trọng. Vậy khác biệt giữa mô hình STEM và STEAM là gì? Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ nó.
STEM là gì?
STEM là từ viết tắt của Science, Technology, Engineering và Math. Đây là 4 môn học cần thiết để thúc đây việc phát triển trong quá trình học tập và cả thời gian trưởng thành sau này. Với 4 môn học này sẽ giúp những học viên còn nhỏ kết nối được các vấn đề lại với nhau, nâng cao khả năng tư duy và giải quyết vấn đề một cách hệ thống.
Trước đây, các môn này cũng đã có trong chương trình giáo dục, tuy nhiên chúng được dạy một cách rời rạc và không có sự kết nối. Với mô hình STEM việc một tiết học sẽ đi từ nội dung lý thuyết đến xử lý tình huống thực tế mà học viên có thể gặp sau này.
Có thể nói, giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.
Theo Hiệp hội các Giáo viên dạy khoa học Mỹ, Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắt được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mới.
STEAM là gì?
Trong quá trình triển khai, mô hình giáo dục STEM đã mang lại nhiều thành quả lớn cho các học viên. Tuy nhiên, các nhà giáo dục nhận ra rằng nếu chỉ đào tạo về tư duy khoa học thì chưa đủ để giúp cho các học viên có thể trưởng thành một cách toàn diện. Vì thế chữ A(ART) được đưa vào trong mô hình mới, biến STEM nguyên thủy thành STEAM.
Tại sao chữ A lại quan trọng?
Chữ A là ART. Nghệ thuật ở đây bao gồm sự sáng tạo tự do, ngôn ngữ, mỹ thuật, âm nhạc, xã hội… Trong xã hội thiên về công nghệ của thế kỷ 21 đã làm cho con người đôi khi không còn là mình nhưng lại đòi hỏi nhiều hơn những sự sáng tạo. Điều này đã thôi thúc những nhà giáo dục phải tìm một hướng đi mới là ngoài giáo dục các kỹ năng cơ bản thì kỹ năng sáng tạo phải có. Vì thế việc đưa thêm nghệ thuật vào trong mô hình giáo dục STEM là một bước đột phá để tao ra những thành viên toàn diện hơn trong thể kỷ 21.
Như vậy, mô hình STEAM không phải là phủ định của mô hình STEM mà nó giúp cho mô hình cũ được bổ khuyết những gì còn thiếu và hướng đến sự toàn diện hơn cho những học viên.